http://rossikuku.blogspot.de/ chân thành kính chúc Qúy Độc Giả Một Năm Mới An Khang - Thịnh Vượng - Vạn Sự Như Ý
Home » » HIỂU SƠ VỀ TAM QUYỀN PHÂN LẬP.

HIỂU SƠ VỀ TAM QUYỀN PHÂN LẬP.

Trầm Hương Thơ | 09:43 | 0 nhận xét

- Eh mày, dạo này tham gia FB thấy mọi người hay nói đến tam quyền phân lập. Tam quyền phân lập là gì mày?
- Chu choa bữa nay quan tâm đến tam quyền phân lập nữa ha! Tam quyền phân lập có nghĩa là phân chia quyền lực là một mô hình quản lý nhà nước với mục tiêu kiềm chế quyền lực để hạn chế lạm quyền, bảo vệ tự do và công bằng pháp luật.
- Uh, tức là để tránh độc quyền, độc tài, tự do bầu cử đó hã mày?
- Uh, TAM QUYỀN PHÂN LẬP bao gồm Quyền Lập Pháp, Quyền Hành Pháp và Quyền Tư Pháp được tách biệt và giao cho 3 cơ quan độc lập khác nhau thực hiện và qua đó ràng buộc, kiểm tra và giám sát hoạt động lẫn nhau. Theo thể chế này, không một cơ quan hay cá nhân nào có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt chính trị của một quốc gia.
- Vậy Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp là gì hã mày?
- Đậu má muốn biết thì mày hỏi thằng cha gúc gồ chấm tiên lãng đó! Cái gì thằng chả cũng biết hết!
- Thì mày biết thì mày nói cho tao dễ hiểu hơn đi khỏi mắc công tao hỏi anh gú gồ.
- Ờ thì Lập Pháp là biểu hiện ý chí chung của quốc gia. Nó thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân - Quốc hội - Là cơ quan quyền lực cao nhất nước! Là đại diện của dân đen cu li như tao với mày đó!
- Tào lao, tao với mày sống ở xứ thiên đàng, làm gì có chuyện Lập pháp là Quốc hội là đại diện cho tao và mày?
- Ờ làm gì có thiên đàng có cuốc hội cha nội à! Tao đang nói là Tam Quyền Phân Lập xứ giãy chết. Còn Hành Pháp là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập. Tức là trong đó có chính phủ gồm có Tổng thống, hay Thủ tướng là những người đứng đầu nhà nước điều hành mọi công việc của quốc gia.
- À vậy cha 3D là hành pháp đó hã mày? Đậu xanh nước mía hèn chi mà giàu vãi!
- Còn Tư Pháp là để trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật. Đơn giản dễ hiểu là Tư Pháp là phụ trách xử mọi vụ án cho đất nước, nhân dân.... bao gồm 1 hệ thống Tòa án từ cấp nhỏ nhất cho đến Tòa án tối cao quốc gia.
- Uh giờ tao hiểu rồi. Nói vậy ở Việt Nam cũng là tam quyền phân lập đó chứ mày, cũng có Quốc Hội, cũng có tưởng thú, cũng có tòa án mà!?
- Đậu phộng cái thằng này! Việt Nam có 3 cái đó nhưng do một thằng quản lý. Thằng đảng cộng sản đó! Độc tài độc đảng đó thằng cùi bắp chứ tam quyền phân lập cái gì!
- Ờ, tao chưa có hiểu lắm!
- Ơ cái thằng cùi mía này sao mày giống thằng Lù Trọng Thắng thế! Thôi giờ cho dễ hiểu nè:
Tao sẽ post cái Sơ đồ về Tam Quyền Phân Lập, kèm theo link này:http://vi.wikipedia.org/…/Tam_quy%E1%BB%81n_ph%C3%A2n_l%E1%… mày vào xem sẽ hiểu liền và tham khảo thêm bài của bạn Kelk JR Nguyen này nhé:

HIỂU SƠ VỀ TAM QUYỀN PHÂN LẬP

- LẬP PHÁP: Quốc hội là cơ quan đặt ra luật pháp của quốc gia, quyết định tăng giảm thuế và thông qua việc tiêu dùng ngân sách. Các thành viên hoạt động trong Quốc hội gọi là Nghị sĩ hay đại biểu của nhân dân, và bắt buộc phải do dân bầu lên, ko phân biệt đảng phái và ko đảng phái cũng đc bầu.... chỉ cần người dân tin anh, biết rõ về anh, thấy anh luôn gần gũi với dân, có những hoạt động thiết thực cho dân thấy thì dân sẽ bầu cho anh. Là đại biểu của dân thì phải luôn lắng nghe nguyện vọng của dân, rồi thay dân trình bày ý kiến lên Quốc hội, chưa cần biết Quốc hội có đồng ý khi anh đề xuất hay ko, nhưng anh phải thay dân lên tiếng, còn nếu anh làm lơ lời nói của dân thì nhiệm kì sau anh sẽ ko đc bầu. Vì là cơ quan quyền lực của nhân dân và là cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia, Quốc hội có quyền phế truất Tổng thống/Thủ tướng nếu Tổng thống vi phạm luật pháp quốc gia bằng cách cho các thành viên Quốc hội bỏ phiếu, ko thể có sự bao che ở đây, vì đã có đa đảng, và mỗi 1 nghị sĩ đại diện cho 1 khu vực dân cư chứ ko đại diện cho đảng. Chỉ có Quốc hội mới có quyền tuyên bố chiến tranh hay ngừng chiến vì đưa đất nc vào binh đao hay ko phải do dân quyết định.

- HÀNH PHÁP: Chính phủ là cơ quan phụ trách điều hành mọi công việc của quốc gia, Tổng thống/ Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, tiếp theo là các Bộ trưởng, Người đứng đầu chính phủ phải do dân bầu lên. Ở các quốc gia ko theo chế độ Tổng thống thì các Bộ trưởng phải do dân bầu lên thông qua Quốc hội. Ở các quốc gia theo chế độ Tổng thống thì các bộ trưởng do Tổng thống chọn và phải có sự đồng ý của Quốc hội bằng phiếu bầu. Nếu Quốc hội ko đồng ý thì Tổng thống phải đề cử người khác. Như đã nói ở trên, Quốc hội (tức dân) có quyền phế truất Tổng thống/Thủ tướng thì Quốc hội cũng có quyền phế truất Bộ trưởng khi các bộ trưởng xảy ra tiêu cực. Hệ thống cảnh sát là lực lượng vũ trang của chính phủ, đc quyền bắt giữ nghi can theo luật pháp, nhưng ko có quyền xử án và cũng ko có quyền đặt ra luật pháp. Nếu các cảnh sát lạm quyền tự ý ko làm theo luật, dân có quyền kiện ngược lại các cảnh sát. Cảnh sát trưởng địa phương cũng do người dân trực tiếp bầu ra.

- TƯ PHÁP: phụ trách xử mọi vụ án cho đất nước, nhân dân.... bao gồm 1 hệ thống Tòa án từ cấp nhỏ nhất cho đến Tòa án tối cao quốc gia. Để đảm bảo Tư pháp độc lập, khi xử án ko vướng vào tình trạng phe phái thì các Quan tòa(Thẩm phán) phải do dân bầu lên và phải là những người ko có đảng phái, ko đc quyền tham gia đảng, ko đc quyền lập đảng. Khi tòa án xảy ra tiêu tực thì Quốc hội (tức dân) có quyền tố cáo và cách chức Thẩm phán. Tòa án chỉ có quyền xử án, ko có quyền đặt ra luật pháp, cũng ko có quyền bắt giữ người. Đừng đầu nhánh Tư pháp là Tòa án tối cao quốc gia, bao gồm 1 nhóm thẩm phán(thường là số lẻ) làm việc bằng cách bỏ phiếu... cơ quan quyền lực này có quyền phán quyết 1 đạo luật là vi hiến và bãi bỏ nó. Cơ quan này cũng có quyền phán quyết những việc làm vi hiến của Tổng thống.
++++++++++++++++++++++++++++++
Các bạn có thể thấy việc đơn giản nhất khi Lập pháp và Hành pháp ko chung nhau thì đất nước sẽ hạn chế được việc tham nhũng. Dân nộp thuế cho chính phủ, nhưng chính phủ muốn dùng tiền thuế của dân vào việc gì phải hỏi ý kiến của Quốc hội(tức dân), phải giải trình đầy đủ rõ ràng là giao tiền cho ai, sổ sách liệt kê chi tiết đầy đủ tiền này dùng cho mục nào, tiền kia chi cho khoản nào... yêu cầu giải trình tài chính công khai minh bạch như thế thì rất dễ phát hiện tham nhũng
* Tư pháp là cơ quan mang lại công lý cho nhân dân, cho nên việc Tư pháp độc lập để có thể công tư phân minh, ko thiên vị xử án là điều quá dễ hiểu. Nhưng nếu Tư pháp bị mua chuộc thì sao? ko sao hết, người dân vẫn còn quyền lực thứ 4, đó là tự do báo chí (1 phần của tự do ngôn luận). Khi người dân có quyền tự viết báo tố cáo tiêu cực, gây sức ép lên các Tòa án, thậm chí biểu tình buộc các Tóa án phải xem lại việc xử án của mình, làm việc nghiêm túc hơn.
- Nếu báo chí cũng bị mua chuộc thì sao? Bạn vẫn còn có đa đảng. Việc các đảng phái lúc nào cũng cạnh tranh với nhau giành lòng tin của dân đảm bảo các đảng rất là hăng hái trong việc bới móc tiêu cực, sai pham của đối phương.

Đọc hết đó mà còn chưa hiểu nữa thì mày đi chết đi!

FB: Luu Hung Manh

Share this article :