http://rossikuku.blogspot.de/ chân thành kính chúc Qúy Độc Giả Một Năm Mới An Khang - Thịnh Vượng - Vạn Sự Như Ý
Home » » HÓA RA CƯỠNG CHẾ VỤ BẢN, CƯỚP ĐẤT CỦA DÂN LÀ ĐỂ RƯỚC TÀU VÀO!

HÓA RA CƯỠNG CHẾ VỤ BẢN, CƯỚP ĐẤT CỦA DÂN LÀ ĐỂ RƯỚC TÀU VÀO!

Trầm Hương Thơ | 14:34 | 0 nhận xét
Bà con Vụ Bản chít khăn tang giữ đất. Giờ đất bị cướp để giao cho Tàu.

Trước hết mời bạn đọc xem lại hồ sơ vụ cưỡng chế rất khốc liệt 
tại huyện Vụ Bản, ngày 9.5.2012:


_______________ 

Báo Vietnam+ của Thông tấn xã Việt Nam đưa tin:
Doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư 68 triệu USD vào Nam Định 
Nguyễn Trường (TTXVN) lúc : 10/03/14 20:39 

Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Tập đoàn Dệt may YULUN Giang Tô (Trung Quốc) xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu USD (tương đương hơn 1.400 tỷ đồng) tại khu công nghiệp Bảo Minh (huyện Vụ Bản).

Ông Nguyễn Việt Thắng, Trưởng Phòng Quản lý Đầu tư Quy hoạch - Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định cho biết, theo giấy chứng nhận đầu tư, Công ty TNHH Tập đoàn Dệt may YULUN Giang Tô (có trụ sở tại thành phố Tĩnh Giang, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) sẽ triển khai xây dựng nhà máy trên diện tích 80.000m2 tại khu công nghiệp Bảo Minh, với công suất sản xuất sợi 9.816 tấn/năm; dệt 21,6 triệu mét/năm; nhuộm 24 triệu mét/năm.

Dự án có tiến độ thực hiện từ nay đến tháng 6/2016, thời hạn sử dụng đất 46 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Cũng theo ông Thắng, một nhà đầu tư của Hong Kong (Trung Quốc) cũng đang quan tâm dự án xây dựng một khu công nghiệp dệt may với quy mô khoảng 1.000 ha tại huyện Nghĩa Hưng. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định hiện đang xem xét và sẽ trình Chính phủ về dự án này.

Tỉnh Nam Định hiện có 3 khu công nghiệp (Hòa Xá, Bảo Minh và Mỹ Trung) đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy gần 70%. Đến nay, đã có 127 doanh nghiệp đang hoạt động tại ba khu công nghiệp với số lao động gần 25.000 người, thu nhập bình quân 3,5 đến 3,8 triệu đồng/lao động/tháng./.
.

___________________
.

Trung Quốc đầu tư nghìn tỷ vào Nam Định, thêm lo? 

(Doanh nghiệp) - Trung Quốc đầu tư 1.400 tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt tại Nam Định và không ngừng đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế khác.


TTXVN đưa tin, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Tập đoàn Dệt may YULUN Giang Tô (Trung Quốc) xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu USD (tương đương hơn 1.400 tỷ đồng) tại khu công nghiệp Bảo Minh (huyện Vụ Bản).

Ông Nguyễn Việt Thắng, Trưởng Phòng Quản lý Đầu tư Quy hoạch - Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định cho biết, theo giấy chứng nhận đầu tư, Công ty TNHH Tập đoàn Dệt may YULUN Giang Tô (có trụ sở tại thành phố Tĩnh Giang, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) sẽ triển khai xây dựng nhà máy trên diện tích 80.000m2 tại khu công nghiệp Bảo Minh, với công suất sản xuất sợi 9.816 tấn/năm; dệt 21,6 triệu mét/năm; nhuộm 24 triệu mét/năm.

Dự án có tiến độ thực hiện từ nay đến tháng 6/2016, thời hạn sử dụng đất 46 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Doanh nghiệp dệt may Trung Quốc sẽ gia tăng đầu tư vào Việt Nam.

Cũng theo ông Thắng, một nhà đầu tư của Hong Kong (Trung Quốc) cũng đang quan tâm dự án xây dựng một khu công nghiệp dệt may với quy mô khoảng 1.000 ha tại huyện Nghĩa Hưng. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định hiện đang xem xét và sẽ trình Chính phủ về dự án này.

Trước đó nhiều chuyên gia đã đưa ra dự báo về việc doanh nghiệp dệt may Trung Quốc sẽ gia tăng đầu tư vào Việt Nam. 

Cụ thể, trên TBKTSG vị đại diện Vinatex cho biết lý do là doanh nghiệp Trung Quốc rất nhanh nhạy trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư, đặc biệt khi thuế suất xuất khẩu may mặc của Việt Nam được đưa xuống 0% khi vào Mỹ - thị trường lớn nhất của Việt Nam trong các nước tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ông này dự đoán, làn sóng đầu tư từ Trung Quốc sẽ tập trung chủ yếu vào ngành may mặc, ngành dệt nhuộm cũng sẽ có nhưng sẽ không nhiều. Vì vậy việc này sẽ khiến doanh nghiệp Việt Nam khó khăn hơn trong cạnh tranh khi có hiệp định TPP.

Trong khi đó, hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp may mặc Việt Nam rất yếu, vì chủ yếu vẫn là gia công và phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trung Quốc đầu tư mạnh, lộ ý đồ kiểm soát thị trường?

Trước thực tế, Trung Quốc đang mở rộng đầu tư vào Việt Nam, không chỉ lĩnh vực may mặc, TS Alan Phan từng lý giải điều này là do Trung Quốc đang tìm con đường để đầu tư do kinh tế Trung Quốc được dự báo là không có gì khả quan so với năm ngoái. 

"Họ có sẵn tiền để đầu tư ra nước ngoài và Việt Nam là nước láng giềng kế bên cũng giống như Việt Nam khi có sẵn tiền sẽ mang sang các nước như Lào, Campuchia, Myanmar để đầu tư. Tức là đầu tư ở nước gần trước", TS Alan Phan nói.

TS Lê Đăng Doanh cũng giải thích lý do việc doanh nghiệp Trung Quốc tham gia mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước ngày càng nhiều vì nhiều doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng khó khăn về mặt tài chính, để cải thiện tình hình đó một số doanh nghiệp tìm cách đa dạng hóa sở hữu, bán một phần vốn cho doanh nghiệp nước ngoài.

Tuy nhiên, TS Lê Đăng Doanh lo ngại, sau một thời gian công ty sẽ biến thành công ty Trung Quốc, không còn là công ty Việt Nam nếu như họ mua được nhiều cổ phần và chiếm đa số ghế trong hội đồng quản trị.

"Đây là điều đáng chú ý vì chúng ta là nước láng giềng với Trung Quốc nếu để công ty Trung Quốc thao túng rất có thể thành công cụ cho một chính sách để gây ảnh hưởng hoặc kiểm soát thị trường ở nước ta”, TS Lê Đăng Doanh nói.

Không chỉ sự xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tham gia vào nền kinh tế Việt Nam, hiện các doanh nghiệp nước ngoài khác cũng tham gia ngày càng sâu vào nền kinh tế. 

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phát biểu tại hội thảo "Triển vọng kinh tế và tầm nhìn chính sách năm 2014" mới đây, cũng đặt vấn đề về hoạt động của doanh nghiệp FDI có thể có lợi trước mắt nhưng về lâu dài Việt Nam lại đang đẩy kinh tế vào tay các nhà đầu tư nước ngoài. 

Bà Phạm Chi Lan phân tích, nếu lĩnh vực bất động sản cũng mong người nước ngoài được tự do mua bán bất động sản Việt Nam thì có lẽ 5-10 năm tới Việt Nam sẽ là nước sẽ là của những họ Kim, họ Lee của Hàn Quốc, họ Tập, họ Đặng của Trung Quốc chứ không phải của người Việt Nam và chúng ta sẽ lại là những người làm thuê, làm thuê ở dạng gia công. Thậm chí thay vì mua nhà bằng gói 30.000 tỷ không được thì lại đi thuê nhà của nhà đầu tư nước ngoài.

"Lần này tôi cảm thấy rủi ro hơn rất nhiều khi ở Hà Tĩnh thời gian vừa qua, mức độ có mặt của người Trung Quốc nhiều đến mức có thể cắt Việt Nam làm đôi thì những thách thức không chỉ vấn đề kinh tế, xã hội", bà Lan nói.

Thu Phương


7 nhận xét:


"Không chỉ sự xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tham gia vào nền kinh tế Việt Nam, hiện các doanh nghiệp nước ngoài khác cũng tham gia ngày càng sâu vào nền kinh tế": - Đúng như dự đoán: yếu thì phụ thuộc ... rõ ràng đến thời kỳ dân nước ta phụ thuộc nước ngoài rồi.... :((
Trả lời



Trung Quốc sẽ dần thay thế các doanh nghiệp NN làm mũi nhọn của các ngành kinh tế? Các doanh nghiệp ta bao lâu nay toàn xin làm B, B1,,,Bn cho họ ngay trên đất mình còn gì lạ nữa, họ thích thì làm không thích bỏ về có ai kiện họ nổi đồng nào, xây xong nhà máy thì công suất và chất lượng chỉ ở cấp địa phương Tàu, thiết bị công nghệ là loại lạc hậu thải loại? Nếu không tỉnh họ yêu cầu giải phóng mặt bằng cấp kỹ thuật hạ tầng, xong mang sang toàn thiết bị để cân và đếm với giá cao ngất trời rồi vay vốn sau đó bỏ về như vài dự án mất cả trăm triệu đô rồi có lạ gì đâu? Thế mới là bạn 4 tốt, 16 chữ vàng. Hôm nay 2 nước lại hợp tác quốc phòng tập trận ở biên giới để thể hiện hữu hảo, lạ quá ta mà sao ngoài Hoàng Sa, Trường Sa và cái lưỡi bò cứ thấy nó phình to như cái lưỡi xẻng ấy, vậy mà vẫn Tốt là sao?Trả lời



Sợ thật !Trả lời



Để có tiền , có ngày mấy thằng quan tham đào cả mả bố lên bánTrả lời


Đỉnh cao trí tuệ00:18 Ngày 12 tháng 03 năm 2014

Bây giờ chỉ là vài tỉnh, sau này cả nướ sẽ bán hết cho thằng tầu.Trả lời



Một hình thức xâm lăng mới . Một kiểu nô lệ mới . Đất Nước VN đang bị những kẻ thực dân kinh tế chiếm giữ . Dân VN trở thành kẻ nô lệ kinh tế ngay trên đất nước mình . Những ngừoi công nhân trẻ tuổi kia bây giờ có thể vui vì được đồng lương vài ba triệu đồng /tháng . Nhưng liệu công ăn việc làm có bền vững khi sức khỏe hao mòn vì tăng ca, tăng giờ, vì những bệnh nghề nghiệp, vì tuổi tác , vì môi trường bị tàn phá 
Những nhà máy kia có mới với VN nhưng lại là lạc hậu với công nghệ hiện đại của thế giới , như những nhà máy chai, nhà máy sợi, nhà máy dệt Nam Định thuở nào ?Trả lời



Nào là Trà Vinh , nào là Vũng Áng , giờ lòi ra Nam Định , rồi còn nhiều nơi mà dư luận chưa vạch mặt chỉ tên. Cuối cùng tổng hợp lại : họ đang ngấm ngầm bán đứng đất nước chỉ vì mấy đồng tiền trước mắt, họ dựa vào Luật đầu tư , nhưng họ bất chấp cái cụ thể hiện nay , cái nguy hiểm sau này. Và thậm tệ hơn : coi cuộc sống của người dân như cỏ rác.
Share this article :