http://rossikuku.blogspot.de/ chân thành kính chúc Qúy Độc Giả Một Năm Mới An Khang - Thịnh Vượng - Vạn Sự Như Ý
Home » » "Tôi sợ họ bắn cháu mất nên viết đơn bằng máu"

"Tôi sợ họ bắn cháu mất nên viết đơn bằng máu"

Trầm Hương Thơ | 01:01 | 0 nhận xét

(Xã hội) - "2 tuần đó tôi ốm, không thể đi gửi đơn kêu oan cho con được. Nằm tại nhà, tôi chỉ sợ họ bắn cháu mất, nên tôi cắn ngón tay lấy máu viết thành bức thư này để gửi lên Chủ tịch nước. Chắc chỉ có Chủ tịch nước mới thấy hiểu được nỗi đau của người cha khi bất lực nhìn con chịu cảnh khổ ải trong tù vì bị oan ức”.




"Tôi sợ họ bắn cháu mất nên viết đơn bằng máu"

Sáng 25/11/2013, báo Người đưa tin đã gặp ông Nguyễn Trường Chinh, bố tử tù Nguyễn Văn Chưởng tại cửa trại giam Trần Phú (125 Đường Nguyễn Đức Cảnh, Cát Dài, Lê Chân, Hải Phòng).
Ông chinh thổ lộ: “Bình thường cứ thứ 2 của tuần đầu tiên hàng tháng là chúng tôi được gặp cháu. Tháng này đã gặp rồi, không biết có chuyện gì mà họ lại cho gặp bất thường này. Tôi sợ có chuyện chẳng lành với cháu”.
Cuộc hẹn bất thường khiến vợ chồng ông không khỏi lo lắng.
Suốt 5 năm trời đằng đẵng, hầu như tuần nào ông cũng phi xe máy mang đơn lên các cơ quan có thẩm quyền để kêu oan cho con. Nhưng hơn một năm trở lại đây, sức đã yếu, mắt mờ đi nhiều phần vì khóc thương con, mỗi lần đi, ông phải bắt tàu hoặc nhờ con cháu đưa lên.
Mặc dù tuổi tác đã đè nặng trên đôi vai nhưng ông chưa bao giờ nghĩ sẽ dừng lại. Ông chia sẻ, dù phải bán hết nhà cửa, đất đai, có đi ăn mày, ông cũng sẽ cố gắng kêu nỗi oan ức của con đến cùng. Bởi không chỉ có ông Chinh mà hàng trăm người dân trong xóm ông ở đều biết Chưởng bị oan.
Ông Chinh cho biết: “Suốt 5 năm trời, tôi đã gửi hàng nghìn lá đơn kêu cứu, cầu mong cơ quan công an điều tra lại vụ án, tìm ra kẻ giết người thực sự để trả lại sự trong sạch cho con tôi”.
Giống như nhiều nhân chứng của vụ án, ông Chinh khẳng định: “Tối 14/7/2007 con tôi về nhà, nó ăn cơm ở nhà và ngủ ở nhà. Tôi không tiếc sức lực đi kêu oan cho con tôi vì tôi biết nó bị oan. Và tôi tin vào chính nghĩa và sự công bằng của pháp luật”.
Huyết thư kêu oan được viết bằng máu tươi của cha tử tù Nguyễn Văn Chưởng.
Khi được hỏi về Bức huyết thư được viết bằng máu tươi của mình gửi Chủ tịch nước, ông Chinh cho biết: “2 tuần đó tôi ốm, không thể đi gửi đơn kêu oan cho con được. Nằm tại nhà, tôi chỉ sợ họ bắn cháu mất, nên tôi cắn ngón tay lấy máu viết thành bức thư này để gửi lên Chủ tịch nước. Chắc chỉ có Chủ tịch nước mới thấy hiểu được nỗi đau của người cha khi bất lực nhìn con chịu cảnh khổ ải trong tù vì bị oan ức”.
Kể đến đây, hai dòng nước mắt lại lã chã chảy xuống trên đoi gò má đen xạm vì nắng gió suốt thời gian đằng đẵng đi kêu oan cho con.

"Chỉ Chủ tịch nước mới giải được nỗi oan cho con tôi"

Có mặt tại của trại giam, bà bà Nguyễn Thị Bích,) mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng cho hay: “Hôm đó tôi đi chợ về, thấy ông ấy nằm bất tỉnh, máu chảy lếnh láng, xung quan có mấy tờ giấy được viết nguệch ngoạc, sợ quá tôi gọi hàng xóm sang cầm máu giúp và đưa ông đi cấp cứu".
Nhìn kỹ những tờ giấy, bà Bích và hàng xóm mới biết, ông Chinh đã dùng máu tươi của mình để viết thành một bức thư dài 3 trang để gửi Chủ tịch nước để kêu oan cho con. “Lúc đó ai cũng khóc thương cho ông ấy. Chỉ có tình yêu thương bát ngát của người cha và sự tin tưởng son sắt vào người đứng đầu đất nước mới cho ông sức mạnh để làm được điều đó”, bà Thu, một người dân trong xóm cho hay.
Khi được hỏi vì sao ông có thể chịu được sự đau đớn về thể xác khi viết bức thư dài như vậy, ông Chinh cho biết: “Đơn viết bằng tay tôi đã gửi các cơ quan chức năng chắc chất lên thành núi, nhưng đến nay vẫn chưa có ai đứng ra giải quyết. Hôm đó tôi ốm, tôi sợ tôi chết sẽ không có ai kêu nỗi oan ức này cho con, nên tôi đã cắn ngón tay lấy máu tươi ra viết. Nhưng lạ kỳ lúc đó tôi không cảm thấy chút đau đớn nào, đầu óc lại rất thanh thản”.

Ông Nguyễn Trường Chinh cũng cho hay, ông chỉ gửi bức thư đó cho Chủ tịch nước vì ông có một niềm tin sắt son Chủ tịch nước sẽ giải được nỗi oan ức cho con ông.
Huyết thư kêu oan được viết bằng máu tươi của cha tử tù Nguyễn Văn Chưởng.

Nguồn Phunutoday
Share this article :